Rss Feed

Menu Hệ thống


Bấm vào đây để đặt câu hỏi
Lên phía trên
Làm kinh tế trang trại
Câu hỏi:

Tôi muốn vay vốn để làm kinh tế Trang trại sản xuất nông nghiệp thì có phải thế chấp bằng tài sản không?

Trả lời:

Theo Điều 9, Chương 2, Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Anh (chị) được vay tối đa 1 tỷ đồng để làm kinh tế trang trại mà không phải thế chấp tài sản.
Tuy nhiên theo quy định anh (chị) phải nộp cho tổ chức tín dụng cho vay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với các đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hoặc giấy xác nhận chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp do Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận. Khách hàng chỉ được sử dụng giấy xác nhận chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp để vay vốn tại một tổ chức tín dụng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng giấy xác nhận trên để vay không có tài sản bảo đảm theo quy định tại Nghị định này.

 
Lên phía trên
Vay vốn để phục vụ sản xuất nông nghiệp
Câu hỏi:

Gia đình tôi trước đây có vay vốn để phục vụ sản xuất nông nghiệp nhưng do thiên tai đã làm mất mùa nên chưa có khả năng trả nợ. Nay tôi muốn tiếp tục vay vốn để phục vụ sản xuất nông nghiệp có được không?

Trả lời:
Theo Điều 12, Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, thì: anh (chị) chưa trả được nợ đúng hạn cho tổ chức tín dụng do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng, tổ chức tín dụng sẽ xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho anh (chị); đồng thời căn cứ vào tính khả thi của dự án, phương án sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của anh (chị) để xem xét cho vay mới.
Lên phía trên
Vay vốn đầu tư vào nuôi trồng thủy hải sản nhưng không có tài sản thế chấp
Câu hỏi:

Gia đình ông A, tại xã X, huyện Y muốn vay vốn đầu tư vào nuôi trồng thủy hải sản nhưng không có tài sản thế chấp thì được vay bao nhiêu?

Trả lời:
Theo Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn quy định, thì gia đình ông được vay tối đa 500 triệu đồng để nuôi trồng thủy sản, khai thác hải sản xa bờ có ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với tổ chức chế biến và xuất khẩu trực tiếp.
Lên phía trên
Vay vốn hỗ trợ để mua trang thiết bị phục vụ đánh bắt hải sản và bảo quản
Câu hỏi:

Tôi là Nguyễn Văn C, người dân ở xã X huyện Y. Hiện nay tôi muốn vay vốn hỗ trợ để mua trang thiết bị phục vụ đánh bắt hải sản và bảo quản thì được hưởng những chính sách hỗ trợ gì?

Trả lời:
Các chính sách vay vốn hỗ trợ phát triển sản xuất gồm:
- Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ, theo đó, ngư dân khi vay vốn tại các tổ chức tín dụng để đóng tàu, mua ngư lưới cụ, trang thiết bị phục vụ đánh bắt hải sản và bảo quản, chế biến được vay tối đa 500 triệu đồng;
- Được áp dụng các quy định tại Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ, theo đó, quy định các ngư dân vay vốn các ngân hàng thương mại để mua sắm các loại máy, thiết bị, ngư lưới cụ sử dụng trên tàu cá, tàu dịch vụ hậu cần phục vụ đánh bắt xa bờ được Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất trong 2 năm đầu, 50% lãi suất từ năm thứ 3 trở đi. Đối với các dự án đầu tư chế biến thủy sản (thiết bị làm lạnh, cấp đông, tái đông; sản xuất nước đá, đá vảy; thiết bị hấp sấy...) được vay vốn tại các ngân hàng thương mại theo lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà  nước.
- Theo Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/5/2014 của UBND tỉnh khi anh (chị) vay vốn để mua trang thiết bị phục vụ đánh bắt hải sản và bảo quản được hỗ trợ 70% lãi suất vay.
Lên phía trên
Vay vốn ngân hàng để phục vụ sản xuất tiểu thủ công nghiệp
Câu hỏi:

Tôi đang có ý định vay vốn ngân hàng để phục vụ sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã X, huyện Y thì tôi cần làm hồ sơ thủ tục gì để được hỗ trợ lãi suất?

Trả lời:
Để được hưởng hỗ trợ lãi suất vay vốn các tổ chức tín dụng thì: Anh (chị) gửi Giấy đề nghị hỗ trợ lãi suất có xác nhận của Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã cho tổ chức tín dụng cùng các hồ sơ vay vốn của tổ chức tín dụng cho vay.
Lên phía trên
Vay vốn mua máy cày sản xuất nông nghiệp
Câu hỏi:

Gia đình tôi muốn vay vốn mua máy cày sản xuất nông nghiệp thì được vay vốn ở thời hạn nào?

Trả lời:
Căn cứ vào vòng quay của dự án gia đình lập và khả năng trả nợ của khách hàng, các hạn mức:
+ Dài hạn (36 tháng - 60 tháng);
+ Trung hạn (12 tháng - 36 tháng);
+ Ngắn hạn (giới 12 tháng).
Lên phía trên
Xây dựng Khu dân cư NTM kiểu mẫu
Câu hỏi:

Thôn chúng tôi đang xây dựng Khu dân cư NTM kiểu mẫu theo các tiêu chí tại Quyết định 33 của UBND tỉnh, vậy thôn chúng tôi có được hỗ trợ kinh phí 300 triệu đồng từ ngân sách Trung ương, tỉnh để thực hiện không?

Trả lời:
Hiện nay Ngân sách Trung ương, tỉnh mới chỉ hỗ trợ kinh phí xây dựng Khu dân cư NTM kiểu mẫu đối với các xã đăng ký đạt chuẩn NTM trong năm hiện tại theo Quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh:Thực hiện đạt chuẩn các tiêu chí theo Bộ tiêu chí Khu dân cư NTM kiểu mẫu do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định(QĐ số 33/2014/QĐ-UBND): mức hỗ trợ 300 triệu đồng/khu, 01 khu/xã  (Nghị quyết số 90/2014/NQ-HĐND ngày 16 tháng 7 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh). Vì vậy nếu xã của ông, bà đã có QĐ phê duyệt của UBND tỉnh về việc phấn đấu đạt chuẩn NTM năm 2014 và Thôn ông, bà được xã chọn thực hiện xây dựng KDCNTM kiểu mẫu, có phương án dự toán được BQL xây dựng NTM xã phê duyệt thì sẽ được hỗ trợ kinh phí 300 triệu đồng để thực hiện xây dựng KDCNTM kiểu mẫu.
Lên phía trên
Vay vốn để làm kinh tế Trang trại sản xuất nông nghiệp thì có phải thế chấp bằng tài sản không?
Câu hỏi:

Tôi muốn vay vốn để làm kinh tế Trang trại sản xuất nông nghiệp thì có phải thế chấp bằng tài sản không?

Trả lời:
Theo Khoản 2, Điều 8, Chương 2, Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; quy định như sau:
Tổ chức tín dụng quy định rõ mức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, điều kiện và thủ tục cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với từng đối tượng khách hàng, phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành về cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
Riêng đối với các đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, hộ sản xuất kinh doanh ở nông thôn, các hợp tác xã, chủ trang trại, tổ chức tín dụng được xem xét cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo các mức như sau:
a) Tối đa đến 50 triệu đồng đối với đối tượng là các cá nhân, hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp;
b) Tối đa đến 200 triệu đồng đối với các hộ kinh doanh, sản xuất ngành nghề hoặc làm dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn;
c) Tối đa đến 500 triệu đồng đối với đối tượng là các hợp tác xã, chủ trang trại.
Lên phía trên
Vay vốn để phục vụ sản xuất nông nghiệp nhưng do lũ lụt đã làm mất mùa nên chưa có khả năng trả nợ...
Câu hỏi:

Gia đình tôi trước đây có vay vốn để phục vụ sản xuất nông nghiệp nhưng do lũ lụt đã làm mất mùa nên chưa có khả năng trả nợ. Nay tôi muốn tiếp tục vay vốn để phục vụ sản xuất nông nghiệp có được không?

Trả lời:
Theo Điều 10 Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; quy định như sau:
1. Trường hợp khách hàng chưa trả được nợ đúng hạn cho tổ chức tín dụng do nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch bệnh …), tổ chức tín dụng được xem xét cơ cấu lại thời hạn nợ cho khách hàng theo quy định hiện hành, đồng thời căn cứ dự án, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có khả năng trả được nợ của khách hàng để xem xét cho vay mới, mà không phụ thuộc vào dư nợ cũ của khách hàng chưa trả nợ đúng hạn.
2. Trường hợp thiên tai, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, khi có thông báo của cấp có thẩm quyền (như Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Y tế hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), ngoài việc xem xét cơ cấu lại thời hạn nợ cho khách hàng quy định tại khoản 1 Điều này, Chính phủ có chính sách hỗ trợ cụ thể đối với tổ chức, cá nhân vay vốn bị thiệt hại nặng, không có khả năng trả nợ. Tổ chức tín dụng cho vay được thực hiện khoanh nợ không tính lãi cho người vay đối với dư nợ hiện còn tại thời điểm xảy ra thiên tai, dịch bệnh được công bố tại địa phương. Thời gian khoanh nợ tối đa là 2 năm và số lãi tổ chức tín dụng đã khoanh cho khách hàng được giảm trừ vào lợi nhuận trước thuế của tổ chức tín dụng.
Lên phía trên
Sau khi gia đình tôi được hỗ trợ cho vay vốn để sản xuất nông nghiệp, do các nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch bệnh...)
Câu hỏi:

Nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch bệnh...) gây khó khăn trong sản xuất và tổn thất nông nghiệp thì gia đình tôi có được hưởng chính sách hỗ trợ gì không?

Trả lời:
Quy định về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013. Theo đó:
- Hỗ trợ hộ gia đình, cá nhân vay vốn tối đa bằng 100% giá trị hàng hoá và hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay trong hai năm đầu, 50% lãi suất từ năm thứ 3 để đầu tư các loại máy móc, thiết bị sau:
+ Các loại máy làm đất, san phẳng đồng ruộng, gieo cấy, trồng, chăm sóc, thu hoạch lúa, ngô, cà phê, chè, mía; máy sấy nông sản, thuỷ sản; máy, thiết bị sản xuất muối sạch; máy, thiết bị sử dụng trong chăn nuôi;
+ Hệ thống thiết bị tưới tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp;
+ Máy, thiết bị sử dụng sản xuất giống, nuôi trồng, thu hoạch thuỷ sản;
+ Các loại máy, thiết bị dò cá, thu, thả lưới câu, thông tin liên lạc, hầm (buồng) cấp đông, thùng (hầm) bảo quản sản phẩm có gắn thiết bị lạnh, sản xuất nước đá, lọc nước biển làm nước ngọt sử dụng trên tàu cá, tàu dịch vụ hậu cần phục vụ đánh bắt xa bờ;
+ Máy, thiết bị chế biến sản phẩm từ phế và phụ phẩm nông nghiệp, thuỷ sản;
+ Kho, thiết bị sử dụng chứa, bảo quản thóc, ngô quy mô hộ gia đình;
+ Các loại máy kéo, động cơ Diezen sử dụng trong nông nghiệp, khai thác đánh bắt thuỷ sản.
 Điều kiện được hưởng hỗ trợ: hộ gia đình, cá nhân phải được UBND cấp xã xác nhận là đối tượng trực tiếp sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, đánh bắt, chế biến nông sản, thủy sản; dịch vụ cơ giới nông nghiệp; các Doanh nghiệp có ký kết thực hiện hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản, dịch vụ cơ giới hóa với tổ hợp tác, HTX hoặc nông dân; các loại máy, thiết bị phải là máy, thiết bị mới, chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
- Hỗ trợ hộ gia đình, cá nhân vay vốn tối đa 70% giá trị của dự án, thời hạn vay không quá 12 năm và hỗ trợ phần chênh lệch giữa lãi suất thương mại đối với các khoản vay dài hạn, trung hạn bằng đồng Việt Nam và lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để thực hiện các dự án đầu tư dây chuyền máy, thiết bị giảm tổn thất trong nông nghiệp (bao gồm cả nhà xưởng); các dự án chế tạo máy, thiết bị sản xuất nông nghiệp sau:
+ Kho silô dự trữ lúa, ngô; hệ thống sấy nông sản; dây chuyền máy, thiết bị xay xát, đánh bóng, phân loại gạo;
+ Hệ thống nhà kính, nhà lưới phục vụ sản xuất; máy, thiết bị bảo quản, chế biến rau, hoa, quả;
+ Dây chuyền máy, thiết bị bảo quản, giết mổ gia súc, gia cầm công nghiệp; chế biến chè, muối và thuỷ sản (thiết bị làm lạnh, cấp đông, tái đông; sản xuất nước đá, đá vảy; thiết bị hấp sấy...).
+ Các dự án chế tạo máy, thiết bị sản xuất nông nghiệp.
Để hướng dẫn thực hiện Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng nhà nước đã ban hành Thông tư số 13/2014/TT-NHNN ngày 18/4/2014. Thông tư áp dụng đối với các hợp đồng vay vốn nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp được ký trước ngày 31/12/2020. Các ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân vay vốn theo quy định tại Quyết định 68/2013/QĐ-TTg với lãi suất cho vay là mức thấp nhất áp dụng cho các khoản vay vốn phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cùng kỳ hạn và cùng thời kỳ; việc cấp bù lãi suất, cấp bù chênh lệch lãi suất đối với khách hàng được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Thời hạn hỗ trợ lãi suất để mua máy, thiết bị nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp tối đa 03 năm; thời hạn cho vay đầu tư dự án dây chuyền máy, thiết bị, các dự án chế tạo máy, thiết bị sản xuất nông nghiệp được xác định theo khả năng thu hồi vốn, khả năng trả nợ của chủ đầu tư phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh của dự án nhưng không quá 12 năm.
Lên phía trên
Vay vốn hỗ trợ để phát triển sản xuất nông nghiệp thì được hưởng những chính sách hỗ trợ gì?
Câu hỏi:

Tôi là Nguyễn Văn C, người dân ở xã X huyện Y. Hiện nay tôi muốn vay vốn hỗ trợ để phát triển sản xuất nông nghiệp thì được hưởng những chính sách hỗ trợ gì?

Trả lời:
Ông Nguyễn Văn C muốn vay vốn hỗ trợ thì sẽ được hưởng những chính sách hỗ trợ sau:
- Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ quy định về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó bao gồm cả chính sách tín dụng đối với ngư dân, theo đó, ngư dân khi vay vốn tại các tổ chức tín dụng để đóng tàu, mua ngư lưới cụ, trang thiết bị phục vụ đánh bắt hải sản và bảo quản, chế biến được vay tối đa 50 triệu đồng không cần tài sản bảo đảm đối với các cá nhân, hộ dân sản xuất ngư nghiệp; 200 triệu đồng đối với hộ sản xuất, kinh doanh phục vụ nông nghiệp nông thôn; 500 triệu đồng đối với hợp tác xã. Lãi suất cho vay được thực hiện theo cơ chế tín dụng thương mại hiện hành.
- Được xem xét cơ cấu lại nợ theo quy định cho các doanh nghiệp, hộ gia đình gặp khó khăn về tài chính do nguyên nhân khách quan. Đối với lĩnh vực thủy sản, hiện nay thời gian cơ cấu lại nợ tối đa đối với nuôi cá tra và tôm là 36 tháng (quy định tại Quyết định số 570/QĐ-TTg ngày 16/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách tín dụng đối với người nuôi tôm và cá tra).
- Được áp dụng các quy định tại Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách tín dụng hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp. Theo đó, quy định các ngư dân vay vốn các ngân hàng thương mại để mua sắm các loại máy, thiết bị, ngư lưới cụ sử dụng trên tàu cá, tàu dịch vụ hậu cần phục vụ đánh bắt xa bờ được Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất trong 2 năm đầu, 50% lãi suất từ năm thứ 3 trở đi. Đối với các dự án đầu tư chế biến thủy sản (thiết bị làm lạnh, cấp đông, tái đông; sản xuất nước đá, đá vảy; thiết bị hấp sấy...) được vay vốn tại các ngân hàng thương mại theo lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà  nước.
Lên phía trên
Vay 300 triệu đồng để thực hiện dự án nuôi tôm công nghiệp. Trong trường hợp của tôi được áp dụng cơ chế bảo đảm tiền vay như thế nào?
Câu hỏi:

Tôi là Nguyễn Văn D, được chi nhánh A ngân hàng B phê duyệt cho vay 300 triệu đồng để thực hiện dự án nuôi tôm công nghiệp. Trong trường hợp của tôi được áp dụng cơ chế bảo đảm tiền vay như thế nào?

Trả lời:
Theo quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ, trong trường hợp của ông, cơ chế bảo đảm tiền vay được áp dụng như sau:
- Được cho vay không có bảo đảm bằng tài sản tối đa đến 50 triệu đồng; số tiền còn lại (250 triệu đồng) Ông D phải thế chấp, cầm cố, bảo lãnh bằng tài sản theo quy định hiện hành của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Khi đăng ký giao dịch bảo đảm, Ông D không phải nộp lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của Bộ Tài chính.
- Nếu Ông D là chủ trang trại (được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại theo quy định tại Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Chính phủ quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại) thì được xem xét cho vay không có bảo đảm bằng tài sản tối đa đến 500 triệu đồng. Do đó, số tiền vay 300 triệu trên ông sẽ được cho vay không có bảo đảm.
Lên phía trên
Mua máy làm đất sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ những chính sách nào?
Câu hỏi:

Mua máy làm đất sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ những chính sách nào? Được ngân hàng cho vay bao nhiêu? Thời hạn vay bao lâu? theo Quyết định 23 được hỗ trợ bao nhiêu % lãi suất?
(Ông Nguyễn Trọng Sơn; Thôn Văn Sơn - Thạch Đỉnh. Số ĐT 0942.796.035)

Trả lời:
Trả lời:
 

Thời tiết

Trần Huy Oánh
0987.989.989
Dương Tr Giang
0971.923.222
Lê Xuân Tùng
0919.383.666

Thống kê

  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 49
  • Tháng hiện tại: 755
  • Tổng lượt truy cập: 369824